1. Mật rỉ đường là gì?
Mật rỉ đường hay còn được gọi với các tên khác là rỉ đường, rỉ mật, mật rỉ, molasses. Đây là một loại chất lỏng màu đen, đặc sánh còn lại sau khi đã rút đường bằng phương pháp cô đặc và kết tinh khoảng 3 – 4 lần. Mật rỉ đường có thể được sản xuất từ hai loại nông sản là mía đường và củ cải đường. Hiện ở nước ta người ta chủ yếu sử dụng mía đường để sản xuất. Cứ khoảng 100 tấn mía, sẽ sản xuất ra khoảng 3-4 tấn đường rỉ mật.
Mật rỉ đường chất lượng nhất là loại mật rỉ không bị pha lẫn với các tạp chất hay bị pha loãng bởi nước, hàm lượng đường tổng >50%, độ Brix của đường >75oC
2. Các thành phần có trong mật rỉ đường
Rất khó để biết được chính xác các thành phần có trong rỉ mật đường bởi vì nó phụ thuộc vào: giống mía, thời tiết, thổ nhưỡng, giai đoạn thu hoạch mía và quy trình sản xuất. Tuy nhiên, thành phần tiêu chuẩn thường được chia thành 3 phần: đường, chất hữu cơ không đường và chất khoáng.
Thành phần đường trong mật đường rỉ
Thành phần trong mật đường thì đường là yếu tố dinh dưỡng quan trọng, trong đó có đường đôi và đường đơn gồm Fructoza chiếm 14%, Sucroza 43%, Glucoza chiếm 11% và axit amin chiếm 3% còn lại là các chất khác. Ở chu trình kết tinh, tỷ lệ các loại đường khử ở rỉ mật tương đối cao.
Thành phần chất hữu cơ không đường trong rỉ đường mật
Các chất hữu cơ không đường quyết định nhiều tính chất vật lý của nó, nhất là độ nhớt dính. Thành phần chất hữu cơ không đường bao gồm là các loại gluxit như tinh bột, các hợp chất chứa N và các axit hữu cơ.
Thành phần chất khoáng
Là một nguồn dinh dưỡng giàu chất khoáng như Ca, Na, Mg, P, K, S và cùng với 20% nước, đường saccaro 34%, đường khử 21%, Tro 14%, Protein 4%, Sáp 1%, Bột 3%. Rỉ đường cũng chứa một lượng đáng kể các nguyên tố vi lượng như Cu, Zn, Fe, Mn,…
3 Ứng dụng của mật rỉ đường
Sử dụng kiểm soát Amonia và PH trong ao nuôi tôm
Với hơn 40% thành phần là cacbon, giúp hỗ trợ kiểm soát hàm lượng Amonia trong ao nuôi. Ứng dụng của mật đường trong nuôi tôm vô cùng quan trongk khi là nguồn dinh dưỡng có lợi để vi sinh trong ao nuôi tôm phát triển. Vừa phân hủy thức ăn thừa và phân tôm thải ra, vừa duy trì lượng tảo vừa phải. Đảm bảo cân bằng hàm lượng pH ao nuôi, giúp tôm nuôi luôn khỏe mạnh.
Sử dụng trong xử lý nước thải nuôi tôm
Sử dụng mật rỉ đường trong xử lý nước thải
Tuy là sản phẩm cuối cùng trong sản xuất đường, nhưng trong xử lý nước thải lại chứa nhiều nguồn dinh dưỡng dồi dào. Trong quá trình nuôi vi sinh tại bể hiếu khí, trở thành nguồn cacbon cần thiết. Trong mật đường có làm lượng các nguyên tố vi lượng và chất khoáng, giúp bổ sung dinh dưỡng cho vi sinh hoạt động và phân hủy làm sạch nguồn nước.
Ngoài ra, để xử lý nước thải bạn cũng có thể sử dụng nước hóa chất khử trùng Cloramin B, Calcium Chloride, Calcium hydroxide (Vôi tôi)…
Sử dụng trong xử lý nước thải
Sử dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm
+ Làm nguyên liệu lên men để sản xuất rượu rum.
+ Được sử dụng trong sản xuất một số loại bia đặc biệt có màu tối.
+ Được sử dụng để tạo hương cho thuốc lá.
+ Dùng để bổ sung sắt cho các đối tượng không dung nạp khoáng chất này trong viên sắt bổ sung.
Sử dụng mật rỉ đường làm phụ gia thức ăn chăn nuôi
Sử dụng trong chăn nuôi
Có thể trộn một lượng mật rỉ đường với các loại thức ăn tinh, thức ăn khô hoặc pha nước cho vật nuôi gia súc, gia.
Sử dụng mật rỉ trong nông nghiệp
Các sản phẩm mật rỉ đường được sử dụng rộng rãi trong ủ phân vi sinh nhờ có thành phần dinh dưỡng cao và có giá thành rẻ, rút ngắn thời gian ủ phân, tạo ra nguồn phân bón hữu cơ sạch và tận dụng được các chế phẩm trong chăn nuôi, sản xuất.
Cụ thể đối với cây trồng được bón phân ủ từ , nhanh chóng sinh trưởng, cho năng suất cao.
Sử dụng trong ngành hóa học
Trải qua công đoạn tẩy trắng bằng magie clorua, rỉ đường được dùng làm chất chống tạo băng. Và góp mặt ở công đoạn sản xuất cồn Etylic. Ngoài ra, còn được trộn vào vữa xây dựng nâng cao độ bền chắc.
5. Quy trình sản xuất mật rỉ đường
Phần thân mía sẽ được làm sạch rồi sau đó đem nghiền hoặc cắt nhỏ ép lấy nước
Trong sản xuất đường mía, mật rỉ đường được thu cuối cùng từ quá trình chế biến mía. Đây được xem là một phụ phẩm của ngành sản xuất đường. Sau đây là quy trình để sản xuất ra mật rỉ được:
Bước 1: Các cây mía sẽ được cắt bỏ lá, phần thân mía sẽ được làm sạch rồi sau đó đem nghiền hoặc cắt nhỏ ép lấy nước.
Bước 2: Lượng nước mía thu được sẽ được đem đi đun sôi đến khi chúng cô đặc, tạo nên các tinh thể đường.
Bước 3: Tiếp theo, các tinh thể đường được tách ra làm thành phẩm là đường mía và phần mật mía còn lại tiếp tục được đem đi cô đặc.
Bước 4: Sau 3 lần cô đặc, hầu như không thể tạo thêm các tinh thể đường bằng các biện pháp thông thường, chất lỏng còn lại chính là
Thông tin liên hệ: 0937 994 738 Mai
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.